Đo vận tốc ánh sáng
Từ những quan sát và suy luận đơn giản, người xưa đã có thể làm những việc tưởng chừng như không tưởng. Đo bán kính trái đất. Đo vận tốc ánh sáng. Tất cả đều bắt nguồn từ các ý tưởng đơn giản.
Video có nguồn từ kênh Ted-Ed trên Youtube, xem video gốc tại đây.
Vài quan niệm về ánh sáng trước thời Galilleo.
Empedocles (490-430 BC) cho rằng ánh sáng có vận tốc hữu hạn, vì ánh sáng là thứ gì đó chuyển động, nên phải mất thời gian để di chuyển. Aristotle lại cho rằng “ánh sáng là do sự hiện hữu của thứ gì đó, nhưng nó không chuyển động.”
Euclid và Ptolemy cho rằng ánh sáng phát ra từ mắt nên ta có thể thấy. Dựa trên lý thuyết này, Heron của thành Alexandria lập luận rằng, nếu ánh sáng phát ra từ mắt rọi sáng vật, thì ánh sáng phải có vận tốc vô hạn, vì vừa mở mắt ra đã thấy các vì sao rồi!
Tới đầu thế kỷ 11, các nhà triết học hồi giáo quan niệm ánh sáng phát ra từ vật tới mắt ta, có vận tốc hữu hạn, nhanh hơn vận tốc âm thanh và bị chậm lại trong môi trường.
Đầu thế kỷ 17, Kepler tin rằng ánh sáng có vận tốc vô hạn do chân không không cản trở ánh sáng. Descartes lập luận rằng nếu vận tốc ánh sáng là hữu hạn, Mặt trời, Trái đất, và Mặt trăng sẽ lệch nhau khi có nguyệt thực.
Một chùm sáng di chuyển từ trái đất tới mặt trăng mất khoảng $1.255$ giây.
Mọi quan niệm ở trên chỉ xuất phát từ suy luận logic thuần tuý và chưa có bất cứ bằng chứng thực nghiệm nào kiểm chứng. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng chân lý của khoa học là thực nghiệm. Mọi mô hình toán, mọi suy luận logic, cho dù rất đơn giản, khi chưa được thực nghiệm kiểm chứng đều có thể sai.
Nếu thấy hay, bạn có thể like hoặc chia sẻ cho bạn bè người thân của mình ;-)
Bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào sau khi xem video này, các bạn có thể ghi vào khung bên dưới.
Để nhận được các video mới nhất từ chúng tôi, vui lòng like page của chúng tôi trên Facebook ở cuối trang. Xin cám ơn :-)
» CHÚNG TÔI RẤT CẦN CÂU HỎI CỦA BẠN «
Vì vậy mong các bạn chứ ngại ngần ghi ra những câu hỏi cho dù là đơn giản nhất. Và đôi khi chỉ một câu hỏi ngớ ngẩn làm thay đổi cả thế giới.